Lựa chọn sống!

 Chào các bạn đọc của Mai, 

Hi vọng các bạn không quá áp lực trước một thế giới "quá nhanh", lý do mình nói như thế là chưa bao giờ trong cuộc sống của mình lại đầy những người có nhiều thành tích như hiện tại. 

Mình nghĩ xã hội hay thế hệ nào cũng sẽ có những người nổi bật và tài năng nhưng có thể sự phát triển không ngừng của mạng xã hội đã làm cho sự thành công và giàu có về tiền lại được chú ý nhiều đến như thế. Bài viết này sẽ là một sự an ủi của mình dành cho những ai đang sợ hãi. 


Ảnh: Behance 

1. Bạn không là duy nhất
  • Ý nghĩa thứ nhất: bạn không phải là người duy nhất sợ hãi, có rất nhiều bạn bè mình cũng đang sợ hãi và Mai cũng không phải ngoại lệ. Ngày nay mọi người định nghĩa đó là áp lực đồng trang lứa.
Theo ChatGPT thì: "Áp lực đồng trang lứa là loại áp lực mà một người cảm nhận được khi cố gắng phù hợp hoặc được chấp nhận bởi những người cùng lứa tuổi của mình. Áp lực này có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, như bạn bè, đồng nghiệp, hoặc thậm chí qua các phương tiện truyền thông xã hội, và nó có thể ảnh hưởng đến hành vi, quyết định, và cảm xúc của một người."

Ví dụ cho các bạn hiểu dễ hơn: Một ngày bạn lướt TikTok và một bạn lên clip với nội dung là: 
"Mình đã mua nhà ở tuổi 28 như thế nào?" 
Sau khi nghe xong và các bạn cũng đang độ tuổi trên với số tiết kiệm 0 đồng thì các bạn sẽ tự cho mình là kém cỏi hoặc áp lực vì sao cũng 28 tuổi mà mình chưa có nhà. 
Nếu lướt một cái thì chắc chưa có áp lực nhưng nếu lướt một trăm cái thì có thể sẽ khác, đó là lý do khiến bạn sợ hãi. 

  • Ý nghĩa thứ hai: bạn không phải là người duy nhất cố gắng, sự cố gắng của mỗi một người là khác nhau và chúng ta không thể so sánh với người khác nếu chúng ta làm những việc không giống họ. 
Quay về với ví dụ phía trên: "Mình đã mua nhà ở tuổi 28 như thế nào?" nếu xem hết clip thì khả năng cao việc mua nhà sẽ đến từ rất nhiều sự nỗ lực và cố gắng của bạn creator, có thể là từ tiềm lực gia đình, khởi nghiệp từ sớm hay thậm chí là làm nhiều công việc cùng một lúc và không có thời gian nghỉ ngơi. 

Vậy bạn có sẵn sàng cố gắng tương tự không? 

Đối phó với áp lực đồng trang lứa đòi hỏi sự tự tin và khả năng tự xác định giá trị bản thân mà không phụ thuộc vào sự chấp nhận hay đánh giá từ người khác. Điều này bao gồm việc học cách nói "không" khi cần thiết, đặt ra giới hạn lành mạnh, và tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn bè, gia đình, hoặc chuyên gia tư vấn khi cảm thấy áp lực trở nên quá lớn.

2. Đừng lạm dụng việc "chữa lành"

"Chữa lành" là một quá trình phức tạp và đa diện, thường được hiểu là quá trình phục hồi từ một vết thương, bệnh tật, tổn thương tinh thần hoặc cảm xúc. Trong nghĩa rộng, chữa lành không chỉ bao gồm việc khắc phục những tổn thương vật lý hoặc bệnh tật mà còn liên quan đến việc giải quyết và hồi phục từ các vấn đề tâm lý, cảm xúc, và tinh thần.

Ngày nay mình đọc nhiều bài viết, các bạn tận dụng triệt để từ "chữa lành" như cách để hồi phục lại trạng thái tốt nhất cho bản thân sau những ngày làm việc vất vả. Nhưng mọi người đừng để nhầm lẫn giữa việc chữa lành thực sự và sự FOMO (fear of missing out) - nỗi sợ bị bỏ lỡ. Có người sau mỗi chuyến đi chơi họ cảm thấy an yên và hồi phục thực sự, có người sau mỗi chuyến đi thì cảng trở nên trống rỗng, không còn chút sức lực và vẫn phải bắt đầu đi làm lại với một tâm trí rối bời giống "chuyện như chưa bắt đầu". 

Chính bạn phải trả lời câu hỏi là bạn đang cần gì? Một tâm trí an yên hay từ bên trong hay sự có vẻ được chữa lành từ những chuyến đi và cố gắng không bỏ lỡ bất kỳ cuộc vui nào. 

Mình đã từng là người đi nhiều với một mong muốn là có thể lấy lại năng lượng để vào lại guồng công việc tần suất cao nhưng mình đã làm nhưng cái mình nhận được là không có gì ngoài sự mệt mỏi, năng lượng cũng không quay lại và cảm xúc vẫn hỗn độn. Và rồi mình biết là sự chữa lành và những chuyến đi chơi có vẻ không thực sự liên quan. Hai tuần qua mình đã để tâm trí suy nghĩ chậm lại, dọn phòng, viết lách, tìm việc và nhiều thứ tinh linh khác mà tâm trí vẫn rất thoải mái. Mình cũng không thực sự muốn đi đâu, nếu có thì chắc chắn là do mình muốn khám phá chứ không phải chữa lành. 

Đừng hiểu nhầm là mình phản đối các bạn đi nhiều hay mình không có tiền nên mình nói thế, chỉ là thời điểm này mình tự nhận thức được những việc mà trước giờ mình chưa từng nhận ra nên mình thật lòng muốn chia sẻ. 

3. Lựa chọn sống

Hôm trước mình nghe được podcast của Chị Giang Ơi và mình đã tìm kiếm thử thì kết quả mình nhận được là: "In fact, some sources suggest that the average person makes an eye-popping 35,000 choices per day. Assuming that most people spend around seven hours per day sleeping and thus blissfully choice-free, that makes roughly 2,000 decisions per hour or one decision every two seconds." 

Tạm dịch là: Trên thực tế, một số nguồn cho thấy rằng một người bình thường đưa ra 35.000 lựa chọn đáng kinh ngạc mỗi ngày. Giả sử rằng hầu hết mọi người dành khoảng bảy giờ mỗi ngày để ngủ và do đó không có sự lựa chọn nào, điều đó đưa ra khoảng 2.000 quyết định mỗi giờ hoặc một quyết định mỗi lần trong hai giây.

Thế giới này không ai giống ai nên mỗi sự lựa chọn mình nghĩ bạn đã thực sự cân nhắc kỹ, nó có thể đúng với bạn nhưng sai với người khác thì chỉ có bạn mới là người biết rõ. Và cũng không sao nếu bạn chọn sai, vì mỗi giờ mình phải đưa ra hơn 2000 sự lựa chọn cơ mà! Mình không mong bạn luôn lựa chọn đúng và mình mong bạn tập hài lòng với sự lựa chọn của mình. 

Một câu nói rất hay mà mình luôn tin là: "Chúng ta đến thế giới này, tựu chung chỉ có hai việc lớn: sanh và tử. Một việc đã hoàn thành, chỉ còn lại một thôi, nên không cần phải gấp!"

Điều cuối mình muốn nhắn nhủ bạn đọc của mình: chúng ta rồi sẽ có chỗ đứng cho mình, đừng vội vã, hãy tận hưởng mọi khoảng khắc trong đời. 

______

Như thường lệ, bạn có thể donate cho mình nếu bạn thấy nó giúp được cho bạn trong tình huống nào đó.

Mình sẽ không đưa ra số tiền cụ thể vì điều này giúp mình thấy thoải mái hơn.

Momo: 0964347246 (Nguyễn Trần Thúy Mai)

Mình sẽ rất vui nếu thấy lời nhắn nhỏ từ các bạn (nếu được). 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến